Khám sức khỏe tổng quát định kỳ bao gồm những gì

Khám sức khỏe định kỳ gồm những gì là thắc mắc của nhiều người khi khi nhận thức về việc chăm sóc sức khỏe ngày càng được nâng cao. Việc thăm khám sức khỏe định kỳ không chỉ giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn mà còn đảm bảo cơ thể luôn trong tình trạng tốt nhất. Vậy một buổi khám sức khỏe tổng quát sẽ bao gồm những hạng mục nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Khám sức khỏe định kỳ gồm những gì?

Nội dung khám sức khỏe định kỳ thường được chia thành nhiều hạng mục chi tiết, nhằm đảm bảo đánh giá toàn diện và chính xác nhất về tình trạng cơ thể.

Tìm hiểu tiền sử bệnh lý

Đây là cơ sở để bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe hiện tại, từ đó đưa ra các chỉ định kiểm tra phù hợp, bao gồm:

  • Lịch sử tiêm chủng: Đảm bảo bạn đã được tiêm phòng đầy đủ.
  • Tiền sử bệnh cá nhân: Bao gồm các bệnh đang hoặc đã từng mắc phải.
  • Bệnh lý di truyền: Xem xét những bệnh có nguy cơ di truyền từ gia đình.
  • Hành vi lối sống: Trao đổi với bác sĩ về các yếu tố như hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn, mức độ vận động, sức khỏe tinh thần và tình dục.

Khám sức khỏe định kỳ gồm những gì

Khám nội tổng quát

Khám nội tổng quát là bước kiểm tra toàn diện nhằm đánh giá chức năng và tình trạng của các cơ quan trong cơ thể, bao gồm:

  • Đánh giá toàn diện: Đo chỉ số cơ thể (BMI), đo huyết áp, kiểm tra nhịp tim, hô hấp và các chức năng cơ bản khác.
  • Khám từng hệ cơ quan: Tim mạch. tiêu hóa, gan mật, viêm gan, hô hấp, nội tiết, thần kinh, cơ xương khớp, … .
  • Tùy theo tình trạng sức khỏe và nhu cầu cá nhân, bạn có thể chọn thêm các hạng mục chuyên sâu để kiểm tra kỹ lưỡng hơn.

Xem thêm: Khám sức khỏe định kỳ hết bao nhiêu tiền?

Khám răng miệng

Sức khỏe răng miệng không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn liên quan chặt chẽ đến sức khỏe tổng thể. Đặc biệt là các bệnh lý về tim mạch và tiêu hóa. Nội dung khám răng miệng bao gồm:

  • Bác sĩ sẽ kiểm tra và làm sạch khoang miệng để phát hiện các vấn đề như sâu răng, viêm nha chu, vôi răng hoặc hôi miệng.
  • Được tư vấn cách chăm sóc răng miệng khoa học hơn để ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm.

Khám Tai – Mũi – Họng

Tai, mũi và họng là ba bộ phận liên kết chặt chẽ, dễ mắc phải các bệnh mãn tính. Nội dung khám bao gồm:

  • Bác sĩ sẽ kiểm tra và phát hiện các bệnh lý phổ biến như viêm tai, viêm xoang, viêm họng mãn tính, viêm amidan, polyp mũi, … .
  • Chẩn đoán sớm các bệnh lý, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường kéo dài và tái phát nếu không được điều trị dứt điểm.

Đo điện tâm đồ liên tục (Holter ECG)

Holter ECG là xét nghiệm ghi lại hoạt động điện học của tim trong 24-48 giờ, từ đó phát hiện các vấn đề như:

Đo điện tâm đồ liên tục (Holter ECG)

  • Nhồi máu cơ tim, suy tim
  • Rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim
  • Các bệnh lý tiềm ẩn khác liên quan đến hệ tim mạch
  • Kỹ thuật này không gây đau đớn, mang lại kết quả chính xác để bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp.

X – Quang tim phổi

X-quang tim phổi giúp bác sĩ quan sát hình ảnh của tim, phổi và hệ mạch máu, từ đó phát hiện các dấu hiệu bất thường, bao gồm:

  • Tràn dịch màng phổi
  • Tim to, dị tật tim bẩm sinh
  • Canxi hóa mạch máu, nguy cơ nhồi máu cơ tim
  • Các bệnh lý phổi như viêm phổi, lao phổi, ung thư phổi

Lưu ý: Không mặc quần áo hoặc đeo trang sức có kim loại. Nếu mang thai, cần thông báo với bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Siêu âm bụng

Siêu âm bụng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, giúp kiểm tra các cơ quan trong ổ bụng như: gan, thận, tụy, lách, bàng quang và tử cung/tiền liệt tuyến. Điều này giúp các bác sĩ:

  • Phát hiện sớm các khối u, sỏi, viêm nhiễm hoặc dị tật
  • Đánh giá nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư gan, thận hoặc túi mật

Lưu ý: Uống nhiều nước, nhịn ăn để kết quả chính xác hơn. Chất gel bôi trên bụng hoàn toàn an toàn và dễ dàng làm sạch sau khi siêu âm.

Xét nghiệm máu

  • Công thức máu: Đánh giá các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và các chỉ số như Hemoglobin để phát hiện thiếu máu, nhiễm trùng hoặc rối loạn đông máu.
  • Đường máu: Kiểm tra lượng đường (glucose) trong máu giúp phát hiện bệnh tiểu đường hoặc các rối loạn chuyển hóa.

Lưu ý: Nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước xét nghiệm. Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng để tránh ảnh hưởng đến kết quả.

  • Chức năng thận giúp phát hiện sớm các tổn thương hoặc suy giảm chức năng do lối sống hoặc môi trường. Creatinine (Chỉ số bình thường từ 1,8 – 1,9 mg/dL), Urea (62 – 115 µmol/L đối với nam, 44 – 88 µmol/L đối với nữ)
  • Men gan: AST: < 40 UI/L. ALT: < 40 UI/L. GGT: Nam < 55 UI/L, Nữ < 38 UI/L. Men gan cao có thể liên quan đến các bệnh như viêm gan, xơ gan, ung thư gan, hoặc tổn thương do rượu bia.
  • Mỡ máu: Cholesterol toàn phần: < 200 mg/dL. Triglyceride: < 160 mg/dL. HDL-c: > 50 mg/dL. Dựa trên kết quả, bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ tim mạch và đột quỵ. Từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
  • Xét nghiệm Acid uric máu: Phát hiện nguy cơ mắc bệnh gout hoặc sỏi thận. Chỉ số bình thường: < 7 mg/dL. Những người có tiền sử gia đình bị bệnh gout nên kiểm tra định kỳ để theo dõi và điều chỉnh lối sống.

Xét nghiệm viêm gan siêu vi B (HBSAG)

Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ lây lan cao. Xét nghiệm HBsAg giúp phát hiện bạn có đang nhiễm viêm gan B hay không. Nồng độ kháng nguyên để theo dõi và điều trị.

Tổng phân tích nước tiểu

Dựa vào việc quan sát nước tiểu bằng mắt thường (xem xét số lượng, màu sắc, độ trong), bác sĩ có thể phát hiện một số bệnh lý mãn tính như tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh thận… Bên cạnh đó, đây cũng là phương pháp xét nghiệm giúp kiểm tra xem người khám sức khỏe có sử dụng ma túy hay không.
Bệnh nhân có thể lấy nước tiểu thông qua các hình thức như:

  • Người khám sẽ tự lấy mẫu nước tiểu vào ống nghiệm
  • Bác sĩ sẽ sử dụng một ống tiểu nhỏ đưa vào bàng quang để lấy mẫu nước tiểu
  • Bác sĩ sẽ dùng ống tiêm để chọc hút bàng quang và thu thập mẫu nước tiểu

Kết luận

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm rõ các hạng mục cần thiết khi thực hiện khám sức khỏe tổng quát. Đừng quên duy trì thói quen thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình một cách tốt nhất. Nếu còn thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế uy tín để được tư vấn chi tiết về khám sức khỏe định kỳ gồm những gì.